NGUYÊN LÝ BỂ TỰ HOẠI

Bể tự hoại có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ hoặc hoàn toàn nước thải trong nhà trước khi thải ra sông, hồ hay mạng lưới thoát nước bên ngoài.
Bể tự hoại thường được sử dụng trong trường hợp ngôi nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong nhưng bên ngoài là hệ thống thoát nước chung không có trạm xử lý tập trung hay ngôi nhà đứng độc lập riêng rẽ.
Bể tự hoại thường được chia là 2 loại.
Bể tự hoại không có ngăn lọc, làm sạch sơ bộ.
Bể tự hoại có ngăn lọc, làm sạch với mức độ cao hơn.
Dưới đây là nguyên lý hoạt động của bể tự hoại của các bể trên.
Thường thì bể tự hoại hoạt động theo nguyên lý tạo ra trong hai quá trình là quá trình lắng cặn và quá trình lên men.
Ta sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động bể tự hoại theo từng quá trính một.

 

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại - Quá trình

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại – Quá trình

 

Quá trình thứ nhất: Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong quá trình lắng cặn trong bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh. Dưới tác dụng trọng lượng bản thân các hạt cặn sẽ rơi xuống dười đáy bể và nước sau khi ra khỏi bể sẽ trong. Cặn rơi xuống bể ở đây có các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ hoạt động của vi sinh vật yếm khí.

 

Quá trình thứ hai: Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại trong quá trình lên men. Sau khi các hạt cặn lắng xuống đáy bể và các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy nhờ có các vi sinh vật yếm khí, cặn sẽ lên men, mất mùi hôi và giảm thể tích. Tốc độ lên men của căn nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ, độ PH của nước thải, lượng vi sinh vật trong cặn, nhiệt độ càng cao thì tốc độ lên men càng nhanh.

 

Hai quá trình lên men và lắng tĩnh được áp dụng theo nguyên lý hoạt động của bể tự hoại. Và được các kĩ sư thiết kế cấp thoát nước áp dụng cho tất cả các công trình xây dựng hiện nay.

Liên kết : http://ruthamcauthongcongnghet.net/

Bình luận trên Facebook