Bạn đã biết về các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn TCVN 10334:2014 hay chưa? Nếu chưa, đừng bỏ qua bài viết sau đây vì nó sẽ giúp cho bạn xây dựng công trình nhà vệ sinh khoa học hơn, tiết kiệm được chi phí và đảm bảo sự vận hành tốt nhất.
Bể tự hoại hay còn được gọi là bể phốt, hầm tự hoại, hầm cầu… Đây là nơi chứa đựng chất thải sinh hoạt từ bồn cầu xuống. Qua thời gian, các chất thải này sẽ bị phân hủy và được thải ra ngoài môi trường dưới dạng thể lỏng. Có thể nói, vai trò của bể tự hoại vô cùng quan trọng với môi trường sống. Nếu không có bể tự hoại, môi trường xung quanh sẽ bị ô nhiễm nặng nề và trầm trọng.
Vậy, bể tự hoại 3 ngăn là gì? Đây là loại bể thông dụng và được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn bao gồm: ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Mỗi một ngăn sẽ có một chức năng khác nhau. Cụ thể, ngăn chứa là nơi chứa tất cả các loại chất thải được thải xuống từ bồn cầu. Ngăn lắng có nhiệm vụ nhận chất thải từ ngăn chứa, các chất thải như tóc, kim loại hay vật cứng sẽ bị giữ lại ở đáy ngăn chứa. Ngăn lọc là ngăn tiếp nhận các chất thải sau khi ở ngăn lắng chuyển sang. Tại ngăn lọc, các chất thải chưa được phân hủy sẽ bị giữ lại thay vì chảy ra bên ngoài.
Dựa vào tiêu chuẩn này, việc xây dựng và lắp đặt bể tự hoại 3 ngăn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Cùng tham khảo qua nhé!
Tổng dung tích của bể được kí hiệu là V (m3). Đơn vị này được tính bằng tổng dung tích hữu ích của bể tự họa Vư, cộng với dung tích phần lưu thông tính từ nước lên tấm đan nắp bể Vk.
Công thức: V = Vư + Vk
Có 4 vùng phân biệt trong dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm:
Vư = Vn + Vb + V + Vv
Dung tích lắng được xác định dựa theo loại nước thải trong bể phốt cũng như thời gian lưu nước và lượng nước thải chảy vào bể Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.
Dung tích cần thiết của vùng tách cặn được tính theo công thức: Vn = Q.tn = N.qo.tn/1000
Trong đó:
N: số người sử dụng bể
qo: đơn vị đo tiêu chuẩn thải nước. Chỉ số này sẽ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và mức độ chuẩn bị thiết bị vệ sinh của gia đình. Về sơ bộ, qo cho bể tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen từ 30 – 60l/ người. ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám dao động từ 100 – 150l/người.ngày.
Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3)
Vb = 0,5.N.tb/1000
Giá trị của tb được tính theo bảng tiếp theo đây
Tiêu chuẩn thời gian để phân hủy cặn theo nhiệt độ
Sau khi cặn thải phân hủy, phần còn lại sẽ lắng xuống đáy bể, lâu ngày chúng sẽ tích tụ thành bùn. Dung tích bùn nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tải lượng đầu vào của nước thải, theo số thành viên sử dụng, thành phần và tính chất nước thải, nhiệt độ và thời gian lưu:
Vt = r.N.T/1000
Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người sử dụng trong vòng 1 năm
T: khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm
Tiêu chuẩn dung tích phần váng nối Vv
Dung tích phần váng nổi Vv thường được lấy bằng (0,4 – 0,5) Vt hoặc có thể lấy sơ bộ chiều cao lớp váng bằng 0,2 – 0,3 m. Trong trường hợp bể tự hoại có tiếp nhận nước thải từ bồn rửa bát, nhà bếp, thì dung tích của vùng chứa cặn và váng sẽ tăng thêm khoảng 50%.
Dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại Vk được lấy bằng 20% dung tích ướt hoặc theo cấu tạo của bể với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước tới nắp bể) tối thiểu là 0,2m. Nguồn lưu thông các ngăn trong bể tự hoại phải được thiết kế thông với nhau và có cả ống thông hơi.
Giờ thì bạn đã nắm vững cách thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn TCVN 10334:2014 rồi đúng không. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm hoặc không có thời gian để tự mình xây dựng, lắp đặt thì bạn cần đến một đơn vị chuyên nghiệp. Và hút hầm cầu Nhật Quang chính là sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Liên hệ ngay: 0901.400.666 – 0969.11.44.11 để được tư vấn về dịch vụ xây dựng, lắp đặt hệ thống bể tự hoại 3 ngăn nhé!
Bình luận trên Facebook