Các bước chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất

Nhà vệ sinh là 1 thành phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, những nhà vệ sinh ở các tầng trên tường có hiện tượng thấm dột xuống tầng dưới. Nhà vệ sinh thấm dột gây mốc tường, sàn nhà làm mất mỹ quan kèm theo nhiều loại nấm mốc gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Để giúp các bạn khắc phục tình trạng này, ngày hôm nay công ty vệ sinh môi trường Nhật Quang, sẽ hướng dẫn các bạn những bước chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất.

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm

Các bước chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất
Các bước chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất

Nhà vệ sinh bị thấm là hiện trạng khá phổ biến thường gặp hiện nay ở những nguyên nhân sau:

  • Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, lượng nước này sẽ thẩm thấu qua các mạch lát nền. Sau đó đọng lại dưới sàn bê tông lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng thấm sàn.
  • Hệ thống đường ống dẫn nước bị vỡ hoặc hỏng gây rò rỉ nước ra ngoài và thấm qua lớp bê tông.
  • Tường nhà, sàn mái bị thấm hoặc chưa chống thấm cũng là nguyên khiến nhà vệ sinh thị thấm nước
  • Công trình nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng không đúng kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh. Điều này khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh.
  • Kết cấu bê tông bị lún hoặc bê tông có chất lượng kém, thép đan thưa không đúng tiêu chuẩn.
  • Các mạch gạch lát nền nhà vệ sinh bị bong, cũng tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.

Nhà vệ sinh bị thấm gây ra những hậu quả gì?

Nếu nhà vệ sinh bị thấm bạn nên tìm các biện pháp khắc phục ngay, vì khi nhà vệ sinh bị thấm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu ngôi nhà, khiến ngôi nhà bị xuống cấp nhanh chóng.

Nhà vệ sinh bị thấm, luôn trong tình trạng ẩm ướt cũng sẽ gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Nó cũng tạo ra môi trường để các vi khuẩn có hại phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người.

Khi nhà vệ sinh mới có hiện tượng bị thấm, bạn nên khắc phục ngay, vì càng để lâu sẽ càng khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Điều này cũng khiến bạn phải tốn một khoản chi phí lớn hơn, để sửa chữa.

Hướng dẫn các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

Dùng sơn chống thấm là phương pháp chống thấm rất phổ biến đơn giản và dễ thực hiện. Thời gian thi công nhanh, dễ dàng, sơn có độ bền cao nhờ khả năng chịu mài mòn tốt có tính kháng kiềm và chịu được nước mặn. Sơn chống thấm còn có độ an toàn cao: không độc hại, không chứa chì và thủy ngân, không gây hại cho người sử dụng và môi trường sống.

Bạn thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm theo các bước đơn giản sau:

Hướng dẫn các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm
Hướng dẫn các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

Bước 1. Chuẩn bị vật liệu

Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm, bạn cần phải chuẩn bị các vật liệu sau:

  • Sơn hoặc chất chống thấm
  • Một chút cát và xi măng
  • Các dụng cụ thi công bao gồm: bay, chổi sắt, cọ, lăn,…

Bước 2. Làm vệ sinh xử lý bề mặt sàn

Trước khi làm chống thấm các bạn phải luôn nhớ làm sạch bề mặt sàn, khâu này rất quan trọng. Vì bề mặt sàn không sạch sẽ khiến sơn không bám dính được, làm cho sơn dễ bị bong chóc không có độ bền cao.

  • Sàn cũ: bạn loại bỏ toàn bộ nấm mốc, bụi bẩn bằng cọ ráp hoặc chổi sắt. Thực hiện làm sạch các vết nứt rồi trám lại bằng bột bả hoặc xi măng và cát.
  • Sàn mới: Việc vệ sinh đơn giản hơn rất nhiều bạn chỉ cần dùng chổi quét sạch cát bụi là đươc. Nếu có điều kiện bạn bên tiến hành chống thấm sau khi đổ khoảng 1 tháng

Sau khi vệ sinh bề mặt sàn song bạn dùng máy thổi bụi, để làm sạch bề mặt sàn thật kỹ, đặc biệt là những chỗ lồi lõm cần được chám xử lý triệt để. Bước cuối cùng của khâu vệ sinh là làm ẩm bề mặt sàn bằng nước sạch trước khi sơn chống thấm.

Bước 3. Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh

Trước tiên bạn sử dụng hỗn hợp cát + xi măng để trát bo dốc chân tường cho đều. Sau đó pha hỗn hợp sơn chống thấm, theo tờ hướng dẫn của từng loại vào hỗn hợp vữa xi măng và cát đã được trộn đều và t iến hành khuấy hỗn hợp này thành dạng sệt.

Bạn dùng bay để phủ hỗn hợp lên trên bề mặt những vị trí cần xử lý, ở những vị trí phức tạp như cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh cần được phủ kỹ và đều.

Thực hiện quét lớp sơn thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2 – 3 giờ, theo tỉ lệ định mức 1,8 – 2 kg/m2/2 lớp. Thực hiện quét sơn theo độ dày màng từ 1 – 1,2 mm, lưu ý quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí.

Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh
Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh

Bước 4.  Tiến hành thử nước và nghiệm thu

Để cho lớp chống thấm thứ 2 khô bề mặt lại, bạn tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h để nghiệm thu kiểm tra chất lượng công trình.

Ngâm nước 1 ngày 1 đêm thấy bề mặt trần nhà không bị thấm nước xuống có nghĩa là bạn đã thực hiện chống thầm nhà vệ sinh thành công.

Trên đây là 4 bước đơn giản để chống thấm sàn, tường nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm. Bạn cũng có thể thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng các vật liệu khác như màng chống thấm, Sika.

Hy vọng bài viết đã phần nào chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích để tự chống thấm nhà vệ sinh. Trong quá trình thi công nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc gì, hãy liên hệ đến số Hotline: 0917 119 111 – 0901433666 của công ty Nhật Quang sẽ được tư vấn miễn phí.

Bình luận trên Facebook